Tiêu chuẩn sân cầu lông đánh đơn và đánh đôi của quốc tế

Tiêu chuẩn sân cầu lông đánh đơn và đánh đôi của quốc tế

Cầu lông hiện là bộ môn được nhiều người lựa chọn để tập luyện cũng như thi đấu. Vậy ngoài việc tìm hiểu về cách chơi, bạn cần nắm được tiêu chuẩn sân cầu lông đánh đơn và đánh đôi chuẩn xác. Dưới đây bài viết của cakhia sẽ giải đáp cũng như hướng dẫn chi tiết cách vẽ để bạn có thể tự thực hiện thành công.

Vì sao cần đưa ra tiêu chuẩn sân cầu lông?

Ngoài các cầu thủ tham gia thi đấu cho các đội tuyển, câu lạc bộ, nhiều người cũng lựa chọn cầu lông là bộ môn để giải trí, tăng cường sức khỏe hằng ngày. Khi tìm hiểu về thể loại này, bạn cần nắm được các tiêu chuẩn về sân cầu lông để thuận tiện tập luyện. Các tiêu chí này người chơi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt tại bất kỳ giải đấu nghiệp dư hay chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, đối với các vận động viên, khi tập luyện cùng sân đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định sẽ giúp cải thiện trình độ nhanh chóng. Họ biết được nên di chuyển thế nào để không chạm vạch. Đây cũng là căn cứ dùng để tính điểm hai đội khi tham gia thi đấu đối kháng.

Đồng thời tiêu chuẩn sân cầu lông cũng là căn cứ để hai bên đảm bảo công bằng, tránh tình trạng tính điểm sai sót. Đây chính là lý do vì sao Liên đoàn Cầu lông thế giới cần đưa ra các tiêu chí trên vào các giải đấu, cũng như lý giải tại sao quá trình tập luyện cần tuân theo những yếu tố trên.

Cần đưa ra tiêu chuẩn sân cầu lông để đảm bảo công bằng khi thi đấu
Cần đưa ra tiêu chuẩn sân cầu lông để đảm bảo công bằng khi thi đấu

Tiêu chuẩn sân cầu lông chi tiết từ A đến Z

Đối với bộ môn này được thi đấu dưới hai nội dung là đánh đơn và đánh đôi. Do đó đối với mỗi loại cần đáp ứng các tiêu chuẩn sân cầu lông khác nhau. Cụ thể là:

Tiêu chuẩn sân cầu lông đơn

Theo quy định được Liên đoàn Cầu lông thế giới đưa ra, sân chơi lông đánh đơn cần tuân thủ kích thước chuẩn dạng hình chữ nhật, có các thông số như sau:

  • Chiều dài sân cầu lông: 13.40m
  • Chiều rộng sân cầu lông: 5.18m
  • Độ dài đường chéo của sân: 14.30m
  • Tổng diện tích sân: 69.412 m2.

Đường kẻ biên có độ dày 4cm, được sử dụng bằng vạch sơn màu trắng hoặc vàng, miễn là khác màu nền sân. Màu sân thì tùy thuộc vào từng khu vực địa hình, tuy nhiên thường có màu xanh.

Tiêu chuẩn sân cầu lông đôi

Đối với sân cầu lông đôi, tiêu chuẩn cũng không có nhiều chênh lệch, vạch biên có độ dày 4cm tương tự như sân đánh đơn. Và các thông số của sân cần đáp ứng như sau:

  • Chiều dài sân cầu lông: 13m40
  • Chiều rộng sân cầu lông: 6.1m
  • Độ dài đường chéo của sân: 14m70

Để tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện trong quá trình luyện tập, sân thi đấu thường được thiết kế gộp nhau. Tức là trên một sân áp dụng cho cả nội dung đánh đơn và đánh đôi. Đối với đánh đơn sẽ tính điểm theo viền bên trong và đánh đôi thì tính theo viền bên ngoài. Việc này không hề ảnh hưởng đến chất lượng hay tác động đến điểm số trong quá trình thi đấu.

Kích thước sân cầu lông chuẩn quốc tế
Kích thước sân cầu lông chuẩn quốc tế

Quy định khác trên sân cầu lông

Ngoài các tiêu chuẩn sân cầu lông về kích thước, cần đáp ứng thêm một số quy định khác. Đó là:

  • Chiều cao của sân (phần trên không) phải tối thiểu là 9m và các khoảng trống xung quanh phải cách ra sân 2m và không có vật cản nào.
  • Nếu thiết kế hai sân cầu lông cạnh nhau thì cần đảm bảo cách nhau tối thiểu 2m.
  • Tường bao quanh sân cần đảm bảo kín gió để không ảnh hưởng đến kết quả thi đấu và tập luyện.

Hướng dẫn cách vẽ sân cầu lông đảm bảo chính xác

Khi đã nắm được các tiêu chuẩn sân cầu lông, bạn có thể tự vẽ ngay rất đơn giản. Dụng cụ và cách vẽ như sau:

Dụng cụ vẽ sân cầu lông

  • Thước dài có chiều dài tối thiểu 30m
  • Một con lăn sơn hoặc chổi quét sơn cỡ nhỏ
  • Sơn hoặc vôi màu trắng hoặc vàng
  • Băng dính

Cách vẽ sân cầu lông chuẩn

Khi đã chuẩn bị xong dụng cụ, đầu tiên bạn cần khảo sát địa hình để đảm bảo sân đủ tiêu chuẩn chọn làm nơi tập luyện, thi đấu. Bề mặt sân cần bằng phẳng, không dốc, không có hố. Kích thước sân phải đảm bảo đủ độ dài và rộng như quy định, kèm theo khoảng trống xung quanh cần cách tối thiểu 2m.

Sau khi đã thấy sân đủ điều kiện, bạn tiến hành đo và vẽ sân. Đầu tiên hãy sử dụng thước dây để đo và chấm các điểm chính, sau đó bạn hãy dùng băng dính để tạo đường kẻ khung. Bước này giúp quá trình vẽ sơn không bị lệch. Hoặc bạn có thể dùng phấn vẽ phác thảo để đường thẳng trong sân được chính xác hoàn toàn.

Tiếp đến dùng chổi hoặc con lăn quét sơn theo đúng đường đã vẽ tạo thành sân hoàn chỉnh. Bạn lần lượt hoàn thành hết các đường kẻ nằm trong sân để chia thành các ô theo đúng kích thước. Tương tự nếu vẽ nhiều sân cũng thực hiện như vậy nhưng cần đảm bảo cách nhau ít nhất 2 m.

Cần lưu ý rằng trong quá trình vẽ không được giẫm lên các vạch sơn để tránh nhem nhuốc. Bạn cũng có thể quét 2 – 3 lớp sơn để không bị bong tróc. Tuy nhiên cần nhớ rằng lớp trước đã khô mới được tiếp tục quét lớp sau.

Cách vẽ sân cầu lông chuẩn kích thước thi đấu quốc tế
Cách vẽ sân cầu lông chuẩn kích thước thi đấu quốc tế

Lời kết

Trên đây là tiêu chuẩn sân cầu lông chuẩn cũng như hướng dẫn bạn cách vẽ chính xác, đơn giản nhất. Chúc bạn thực hiện thành công và có những giây phút tập luyện, thi đấu xuất sắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *